Thiết bị điện phụng hoàng

Cấu tạo và chức năng của rơ le nhiệt CHINT (NXR CHINT)

ro le nhiet

Cấu tạo và chức năng của rơ le nhiệt CHINT (NXR CHINT)

Cấu tạo và chức năng của rơ le nhiệt CHINT (NXR CHINT)

1. Định nghĩa rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là một thiết bị dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. nó còn có một tên gọi khác là relay.

Relay có chức năng đóng cắt các tiếp điểm khi dòng điện tăng mạnh sinh ra nhiệt tác động lên thanh kim loại khiến chúng bị giãn nở ra. Nhờ sự có mặt của nó mà các thiết bị điện và máy móc sẽ hoạt động ổn định hơn cũng như không bị hư hỏng khi quá tải. Chính vì vậy, nó được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống điện từ công nghiệp tới dân sự.

ro le nhiet

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện nay, rơ le nhiệt được sử dụng trong dòng điện áp xoay chiều có công suất là 500V, tần số 50Hz. Ngoài ra còn có loại mới lđm lên tới 150A và 440V cho dòng điện một chiều.

Vì thời gian làm việc của nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài giây hoặc lâu nhất cũng chỉ vài phút nên nó chưa đảm bảo có thể dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Do đó người ta thường lắp kèm thêm cầu chì cùng với rơ le nhiệt để tạo nên hệ thống bảo vệ ngắn mạch tốt và hiệu quả hơn.

Tham khảo sản phẩm Rơ le NXR CHINT chính hãng tại đây.

2. Ai đã phát minh ra rơ le?

Rơ le được phát minh lần đầu tiên vào năm 1835 bởi Joseph Henry – một nhà tiên phong điện từ người Mỹ trong một cuộc biểu tình tại Đại học New Jersey. Khi đó Henry đã sử dụng một nam châm điện nhỏ để bật và tắt một cái lớn hơn và suy đoán rằng rơle có thể được sử dụng để điều khiển các máy điện trong khoảng cách rất dài.

Henry đã áp dụng ý tưởng này cho một phát minh khác của mình lúc đó điện báo điện tử – tiền thân của điện thoại. Sau đó nó tiếp tục được phát triển thành công bởi William Cooke và Charles Wheatstone ở Anh và nổi tiếng hơn nữa bởi Samuel FB Morse ở Mỹ.

Rơ le sau đó được sử dụng trong chuyển mạch điện thoại và máy tính điện tử đời đầu và nó vẫn rất phổ biến cho đến khi bóng bán dẫn xuất hiện vào cuối những năm 1940.

3. Cấu tạo của rơ le nhiệt CHINT

Về cấu tạo, rơ le nhiệt thường bao gồm các bộ phận sau:

RO LE NHIET

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Đòn bẩy
  2. Tiếp điểm thường đóng
  3. Tiếp điểm thường mở
  4. Vít chỉnh dòng điện tác động
  5. Thanh lưỡng kim
  6. Dây đốt nóng
  7. Cần gạt
  8. Nút phục hồi

Có thể nói relay có cấu tạo không quá phức tạp và cách sử dụng cũng rất đơn giản.

Tham khảo sản phẩm Rơ le NXR CHINT chính hãng tại đây.

4. Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Đúng như tên gọi của mình, rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng rất lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo nên nó, phiến kim loại kép đóng một vai trò vô cùng quan trọng để thiết bị hoạt động hiệu quả. Phiến kim loại kép này được ghép từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau.

RO LE NHIET

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Thông thường, thanh kim loại một sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ hai thường được làm từ đồng thau hoặc thép crom – niken bởi có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên thanh thép kép khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn, lúc này ta có thể dùng trực tiếp cho dòng điện hoặc dây trở bao quanh. Độ uốn cong ít hay nhiều phụ thuộc vào độ dài và độ dày mỏng của thanh kim loại.

5. Chức năng của rơ le

– Rơ le giúp chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển.

– Giúp cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.

– Giám sát toàn bộ các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.

– Sử dụng một vài rơ-le để cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.

6. Có mấy loại rơ le nhiệt?

Trên thị trường đang phân phối rất nhiều loại rơ le nhiệt, tùy vào từng tiêu chí mà người ta chia thiết bị này thành những nhóm khác nhau. Cụ thể:

– Dựa theo tiêu chí kết cấu rơ le được chia làm hai loại: Rơ le hở và rơ le kín

– Theo yêu cầu sử dụng sẽ có: rơ le nhiệt một cực và rơ le nhiệt hai cực

– Dựa theo phương thức đốt nóng, rơ le nhiệt được chia làm ba loại: rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp. Theo tiêu chí này thì loại rơ le hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất vì nó có tính nhiệt ổn định tương đối tốt đồng thời phù hợp để làm bội số quá tải gúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.

– Ngoài ra, relay còn có các loại: rơ le 3 pha, rơ le 1 pha,..

XEM NXR  CHINT TẠI ĐÂY:

Link mua hàng: