Sự Cố Điện Gây Ra Hỏa Hoạn Và Cách Phòng Tránh
Bạn có biết hơn 70% số vụ hỏa hoạn do sự cố điện gây ra. Một số hiện tượng sự cố điện phổ biến
I. Hiện tượng Ngắn Mạch:
Khi dây nóng và dây nguội chập vào nhau làm phát sinh tia lửa điện.
Ví dụ: Dây điện bị chuột cắn đứt vỏ, làm dây nóng chập với dây nguội.
II. Hiện tượng Quá Tải:
Khi sử dụng các thiết bị điện với công suất lớn hơn công suất nguồn.
Ví dụ: Ổ cắm có dòng định mức 16A, ta cắm nhiều thiết bị cùng lúc dẫn đến ổ cắm bị quá tải, nóng lên rồi cháy.
III. Hiện tượng Dòng Rò:
Dòng điện bị rò rỉ ra ngoài vỏ thiết bị khi bộ cách điện hỏng hoặc dây dẫn điện bị bong tróc vỏ, đứt gãy.
Ví dụ: Dây điện âm trong tường lâu năm bị nứt, khiến điện rò ra tường và nối đất.
Để khắc phục tình trạng tránh hỏa hoạn xảy ra do sự cố chập điện bạn nên cần thiết bị Aptomat chống rò.
Chức năng của aptomat chống rò
Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA
Aptomat chống giật (CB chống giật) có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.